Ngập Nước hay còn có cái tên sang chảnh bằng tiếng Hán Việt là Thủy Kích. “Sang” vì chúng ta sẽ phải tự nhiên và tự nguyện tốn rất nhiều tiền cho tình trạng này.
Ô tô bị ngập nước sẽ có tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt là động cơ, hệ thống điện và nội thất. Nếu xe hơi của bạn bị “đắm mình trong nước” ở mức ngập hơn 1/2 bánh xe thì cần tuân thủ 10 bước sau để khắc phục thiệt hại.
MỤC LỤC
1. Liên hệ ngay với bên bảo hiểm
2. Xác định mực nước xe bị chìm
3. Không được cố khởi động khi ô tô bị ngập nước
5. Kiểm tra và làm sạch hệ thống dầu và đường dẫn khí
6. Kiểm tra tất cả các loại dung dịch của xe
7. Kiểm tra xung quanh bánh xe và lốp
8. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện
9. Nếu khả năng không cho phép và điều kiện sửa khó thì tuyên bố xe hỏng hoàn toàn
10. Đánh dấu từng bị ngập nước vào lịch sử của xe
1. Liên hệ ngay với bên bảo hiểm
Theo kinh nghiệm ô tô, bất kể mức độ thiệt hại đến đâu, điều đầu tiên chủ xe phải làm là liên hệ ngay với phía công ty bảo hiểm.
Thiệt hại vì ô tô bị ngập nước, chủ xe có quyền yêu cầu bảo hiểm toàn diện (tương đương bị cháy hoặc trộm cắp), nên mặc dù không mua gói bảo hiểm va chạm thì chủ xe vẫn được quyền yêu cầu được sửa chữa hoặc thay thế.
Phía công ty bảo hiểm có thể sẽ yêu cầu các báo cáo giải trình hoặc minh chứng nên chủ xe nên chuẩn bị chu đáo, đầy đủ
2. Xác định mực nước xe bị chìm
Bùn và rác trôi sẽ để lại vạch in trên xe cả ở bên trong và bên ngoài xe.
Tất cả các công ty bảo hiểm sẽ xem xét tổng quát việc mực nước chạm đến bảng điều khiển hay cao hơn. Họ sẽ đánh giá sơ bộ xong, rồi kéo xe đến xưởng sửa chữa chuyên nghiệp để đánh giá chuyên sâu.
Nếu mực nước không ngập cao hơn đáy mép cửa thì mọi chuyện có vẻ vẫn ổn và chủ xe có thể dễ dành thao tác các bước tiếp theo.
>> XEM NGAY Những tình huống NGUY HIỂM vào trời mưa gió bạn cần phải biết cách xử lý khi lái xe ô tô
3. Không được cố khởi động khi ô tô bị ngập nước
Dùng chìa khóa xe, mở để xem xe còn hoạt động được không, nhưng không được tự ý khởi động xe bởi vô tình sẽ làm nước tràn thêm vào động cơ, ảnh hưởng xấu đến việc sửa chữa.
4. Sấy khô, lột sạch nội thất
Chúng ta nên nhớ rằng, trong dòng nước ngập sẽ có lúc nước động, tức là dù vạch bùn rác có thể không chạm đến đáy mép cửa khi nước tĩnh, nhưng khi nước động thì sóng có thể tràn lên làm ướt thảm sàn, thậm chí tràn vào động cơ.
Trong tình huống này, mọi người đều muốn nhanh chóng xử lý để ngăn chặn nấm mốc hình thành.
Đầu tiên là mở cửa xe, kéo thảm sàn ra, đặt khăn khô xuống sàn để thấm nước.
Sau khi xem sơ bộ thì chủ xe có thể lên kế hoạch thay thế thảm, ghế, bọc ghế.
Hãy nhớ rằng, những mục sửa chữa này sẽ được bảo hiểm chi trả theo điều khoản có minh chứng.
5. Kiểm tra và làm sạch hệ thống dầu và đường dẫn khí
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, khi mở que thử dầu thấy có vết nước hoặc mực dầu trong bình chứa cao, hoặc các tấm lọc khí có ướt nước thì chủ xe không được khởi động động cơ ngay lúc đó.
Đối với chủ xe lành nghề có thể tự sửa chữa thì có thể tự thay dầu và lọc gió nhưng phải đảm bảo các bộ phận khác của động cơ chắc chắn chưa bị nước tràn vào.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bí kíp CHỐNG NGỦ GẬT khi lái xe ô tô
6. Kiểm tra tất cả các loại dung dịch của xe
Đối với các mẫu xe đời mối thì hầu hết đều có nắp bảo vệ đối với hệ thống tiếp dẫn nhiên liệu, nhưng xe đời cũ hơn thì cần được tháo nước.
Hệ thống phanh, hộp số, vô lăng, hệ thống làm mát đều cần được kiểm tra kỹ.
Đương nhiên, nếu chủ xe có đủ kiến thức cơ khí ô tô thì có thể tự thao tác tại nhà, còn không thì phải mang đến đại lý hoặc cơ sở ủy quyền của hãng xe để được chẩn đoán chính xác.
7. Kiểm tra xung quanh bánh xe và lốp
Kéo phanh tay về P (để đảm bảo xe được đứng im cố định), xuống quan sát những mảnh rác vụn xung quanh lốp xe, bám ở phanh hoặc bất cứ khu vực nào quanh thân xe.
Bất cứ cành khô hoặc rác cứng nào cũng có thể khiến xe bị kẹt, lắc, giật khi xe chạy.
Điều nên làm nếu thấy cần thiết là dùng vòi nước cao áp để phụt sạch, nhưng chú ý tránh để nước tràn vào động cơ hoặc các phần mới sấy khô.
Nếu kiểm tra hết bước 7 mà vẫn thấy xe hoạt động bình thường thì tiếp tục sang bước 8.
8. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện
Sau khi đã kiểm tra xong các bộ phận chính nêu trên, khi ổn rồi sẽ bắt đầu khởi động xe để kiểm tra hệ thống điện, bao gồm:
- Cụm đèn trước
- Đèn tín hiệu
- Điều hòa không khí
- Dàn âm thanh
- Các khóa điện
- Điều khiển cửa sổ
- Điều khiển ghế
- Đèn bên trong xe
Nếu thấy bất cứ chi tiết nào không hoạt động bình thường và ổn định thì nên kéo xe đến chỗ sửa.
Lưu ý, liên hệ với bảo hiểm xem giá trị hỗ trợ là bao nhiêu %.
9. Nếu khả năng không cho phép và điều kiện sửa khó thì tuyên bố xe hỏng hoàn toàn
Sau khi kiểm tra hết các hạng mục, nếu phía thợ sửa chữa không thể khẳng định được có sửa được xe hay không thì chủ xe nên suy nghĩ đến phương án nhất trí xe hoàn toàn hỏng không thể sử dụng để phía bảo hiểm xử lý.
Việc thay xe mới chắc chắn sẽ tốn khoản tiền lớn nhưng việc cố duy trì một chiếc xe luôn trọng trạng thái chờ hỏng thì sẽ chẳng thể yên tâm mà lái trên đường.
10. Đánh dấu từng bị ngập nước vào lịch sử của xe
Nếu tuyên bố xe hỏng hoàn toàn do ngập lụt và thay thế xe mới.
Người chủ xe “có tâm” nên báo rõ trong lịch sử xe về tình trạng từng bị ngập nước, bởi cơ sở tiếp nhận xe thải sẽ có thể sửa chữa và bán lại cho người khác.
Cảm ơn đã đã theo dõi bài viết mà Gara.com.vn chia sẻ. Hy vọng sau những thông tin này bạn sẽ có được đầy đủ kiến thức để lái xe an toàn hơn, xử lý được tình huống ô tô bị ngập nước. Nếu thấy bài viết hữu ích thì chia sẻ đến mọi người nhé!