Trong xã hội hiện đại, phụ nữ luôn đối mặt với nhiều áp lực. Đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ, họ luôn bận rộn với công việc và phải chịu áp lực trong gian đoạn thai kỳ.
Thấu hiểu được tâm trạng đó, các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra một số lời khuyên để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và con trong việc lái xe ô tô khi mang thai.
Không nên lái xe ô tô khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Không phải thời điểm nào trong thai kỳ cũng tốt cho mẹ bầu lái xe. 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là lúc mẹ bầu nên hạn chế. Bởi khi lái xe mẹ bầu phải luôn ngồi trong tư thế thẳng và gò bó khiến tử cung bị chèn ép, máu lưu thông khó khăn…
Chưa kể các biểu hiện của ốm nghén như mệt mỏi, buồn ngủ trong ba tháng đầu cũng có thể khiến mẹ bầu lái xe không tập trung, dễ gây tai nạn.
Ba tháng cuối thì bụng cồng kềnh khiến động tác bị vướng, ít linh hoạt. Lúc này các va chạm như phanh xe cũng dễ tác động đến bụng và gây tổn thương cho thai nhi. Chân mẹ bầu cũng dễ bị chuột rút hơn vào ba tháng cuối, do vậy sẽ không an toàn khi đi xe phải thắng bằng chân.
Từ tuần 14 đến tuần 28 là thời kỳ ổn định để mẹ bầu lái xe
Nhưng nếu mẹ bấu có các triệu chứng bất thường như hay nhức đầu, chóng mặt hoặc bị chuột rút thì cũng nên dừng việc cầm tay lái nhé.
>>> Trẻ em vốn có tính tò mò và hiếu động, thế nên chúng ta phải THẬN TRỌNG để đảm bảo AN TOÀN cho trẻ và mẹ bầu trên xe. TÌM HIỂU NGAY: Kinh nghiệm lái xe khi có TRẺ NHỎ trên xe, giúp tăng thêm sự hiểu biết cho người lái và tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Lái xe một cách chậm rãi, không nên giận dữ
Mẹ bầu nên lái xe chậm rãi và không nên tức giận khi đang lái xe. Sự tức giận có thể khiến mẹ không xử lý tốt được các tình huống và có thể gây ra tai nạn giao thông.
Nếu có bất cứ sự cố gì xảy ra khi lái xe tốt nhất mẹ bầu nên đến bệnh viện để được khám xét kỹ để tránh các rủi ro khi phát hiện chậm trễ.
>>> Khi bị mất bình tĩnh, các “tài mới”, NHẤT LÀ chị em phụ nữ thường vấp phải vấn đề CỰC KỲ NGUY HIỂM đó là nhầm lẫn giữa đạp chân ga và chân phanh. TÌM HIỂU NGAY: Cách KHẮC PHỤC thói quen đạp NHẦM chân ga ô tô bạn PHẢI BIẾT
Trong xe không nên có nước hoa hay các đồ vật cứng
Nước hoa có thể là tác nhân gây ra dị ứng mùi ở mẹ bầu. Một số mẹ bầu bị dị ứng mùi có thể cảm thấy buồn nôn, khó thở. Hơn nữa Methanol là thành phần có trong nước hoa cũng không hề tốt cho người mẹ mang thai.
Vì vậy không nên đặt nước hoa hay túi thơm vào xe hơi. Hãy đặt vỏ cam quýt trong xe để khử mùi hôi đồng thời giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.
Một số các đồ vật cứng cũng không nên đặt trong xe nhằm hạn chế nguy cơ tổn thương cho mẹ bầu khi có sự cố xảy ra.
Thắt dây an toàn cho mẹ bầu đúng cách
Khi các mẹ bầu lái xe ô tô cần phải mặc trang phục một cách thoải mái, nhẹ nhàng nhất, trút bỏ bớt những chiếc áo khoác cồng kềnh đem lại cảm giác bất tiện.
Dây an toàn trên xe nên kéo qua vai xuống giữa ngực và kéo sang bên bụng. Phụ nữ mang bầu không nên đặt đai an toàn qua bụng mà nên để phần cố định của đai ở hông, phần dưới đai đặt dưới vòng bụng.
Lưu ý kéo căng phần dây và để dây thật phẳng theo đường cong của bụng. Đặc biệt chú ý dây đai không được đặt ở dưới cánh tay, bởi nếu có tai nạn xảy ra thì có thể gây thương tích nghiêm trọng cho các chị em.
>>> Tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày, hàng giờ và việc lưu thông trên đường cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp NGUY HIỂM đối với các mẹ bầu. Do đó, HÃY TRANG BỊ CHO BẢN THÂN: Những điều CẦN LÀM NGAY để lái xe AN TOÀN HƠN
Điều chỉnh vị trí lái phù hợp nhất
Ghế lái cần có khoảng cách thật phù hợp và thoải mái với cơ thể và bàn đạp. Khoảng cách lý tưởng nhất là ngồi xa tay lái khoảng 25cm để bảo vệ bụng của bạn trong trường hợp túi khí bung ra khi có va chạm.
Nếu ô tô của bạn có thể điều chỉnh vô lăng thì hãy chuyển tâm của vô lăng ra khỏi phía bụng và hướng về ngực. Ngoài ra, sau khi điều chỉnh ghế ngồ, bạn nên chỉnh lại vị trí của gương chiếu hậu và gương bên ngoài.
Để tránh bị đau lưng trong quá trình lái xe, hãy kê chiếc gối tròn nhỏ hoặc khăn bông mềm đủ độ dày ở phần sau lưng ghế lái tạo cảm giác thoải mái dễ chịu hơn khi lái xe.
Khắc phục tối đa các cơn thèm ăn và buồn nôn trên xe
Trong thời gian thai kỳ, người mẹ không thể tránh khỏi những cơn ốm nghén và thèm ăn trực chờ. Để giảm bớt tình trạng này trong khi lái xe, người mẹ cần uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhẹ mà mình yêu thích để đáp ứng cơn thèm ăn.
Đừng quên chuẩn bị các túi nilong trên xe và ngăn đựng đồ của bạn. Và các tình trạng mất tập trung khi lái, bạn nên dừng xe và nghỉ ngơi trong khu vực an toàn được cho phép mỗi khi cơn buồn nôn hay thèm ăn ập đến.
Chế độ nghỉ ngơi điều độ và hạn chế lái xe nhất có thể
Tin tức ô tô cho biết, khi mang thai, do sự thay đổi về Hoóc-môn trong cơ thể nên sự căng thẳng cũng tăng cao hơn người bình thường.
Nên hạn chế nhất việc lái xe đường dài tránh làm tăng sự căng thẳng cũng như giúp máu ở khu vực lòng bàn chân lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng bị sưng ở chân khi ngồi 1 thời gian dài.
Thường xuyên di chuyển và vận động nhẹ nhàng như duỗi chân, co chân và khởi động các ngón chân của bạn.
Đặc biệt hơn, nếu có thể thì mẹ bầu nên hạn chế ở mức tối đa khả năng cầm vô lăng. Vị trí phù hợp và an toàn nhất cho bà bầu lái xe ô tô là vị trí giữa của hàng ghế sau.
Trong trường hợp bạn ngồi ở ghế trên cạnh ghế lái, hãy kéo ghế đó xa nhất để bảo vệ bụng của mình trong trường hợp túi khí bị bung do va chạm.
>>> Theo thống kê thời gian gần đây thì tình trạng phụ nữ lái xe gặp tai nạn TĂNG ĐỘT BIẾN. Điều đó góp phần làm mọi người khẳng định câu nói: “Đừng bán xăng cho phụ nữ”, “Bán xăng cho phụ nữ là tội ác”. Do đó, chị em nên KHAM KHẢO: Cách khắc phục 11 THÓI QUEN XẤU khi lái xe của PHỤ NỮ để lấy lại niềm tin của mọi người vào tay lái của mình nhé!
Tóm lại, đây chỉ là một số lời khuyên nếu các chị em phụ nữ lái xe ô tô khi mang thai. Người mẹ bầu nào cũng thế cần phải được chăm sóc thật cẩn thận, chu đáo trong giai đoạn nhạy cảm này. Vì vậy nên hạn chế tối đa việc lái xe và nên có người thân bên cạnh khi lái xe hoặc ngồi trên xe ô tô.
Hy vọng bạn cảm thấy bài viết hữu ích! Xem thêm một số kinh nghiệm lái xe an toàn TẠI ĐÂY!
>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (Gara.com.vn)