Trong quá trình điều khiển xe xảy ra va chạm, tai nạn thông giao thì các chủ xe cơ giới có tham gia các bảo hiểm có thể được bồi thường thiệt hại từ các công ty bảo hiểm. Vậy năm 2020 bạn cần chủ bị loại bảo hiểm nào và cách xử lý khi gặp tại nạn ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Tuy nhiên, tùy vào loại bảo hiểm mà sẽ có mức độ bồi thường thiệt hại khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Vậy, khi xảy ra tai nạn yêu cầu bồi thường bảo hiểm như thế nào để được hưởng mức bồi thường cao?
Để trả lời câu hỏi trên thì bạn cần biết về các loại bảo hiểm và cách thức hoạt động của các loại hình này là như thế nào. Từ đó đưa ra được cái nhìn đúng về bảo hiểm xe cơ giới và đảm bảo được quyền lợi của chính bạn.
1. Các loại bảo hiểm xe
1.1 Bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới
Đây là loại bảo hiểm mà các cá nhân, tổ chức sở hữu xe phải mua theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi chủ xe cơ giới tham gia giao thông và gây ra tai nạn, tức là lỗi thuộc về lái xe thì người lái xe phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba.
Trong trường hợp chủ xe đã tham gia đầy đủ bảo hiểm TNDS bắt buộc thì trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, chi phí này sẽ do bảo hiểm đứng ra chịu trách nhiệm chi trả.
1.2 Bảo hiểm tự nguyện
Ngoài bảo hiểm TNDS bắt buộc thì chủ xe có thể tham gia các loại bảo hiểm tự nguyện thêm để tăng mức độ đảm bảo về quyền lợi của bản thân trong quá trình lái xe.
Đối với xe ô tô, bảo hiểm tự nguyện có các loại sau:
1. Bảo hiểm TNDS xe ô tô tự nguyện
Tương tự bảo hiểm TNDS bắt buộc nhưng bảo hiểm tự nguyện có mức trách nhiệm được nâng cao hơn.
2. Bảo hiểm vật chất xe ô tô
Còn được gọi là bảo hiểm thân vỏ, đây là loại bảo hiểm về tổn thất thiệt hại vật chất xe khi xảy ra tai nạn bất ngờ và được dựa trên mức độ tổn thất và chi phí sửa chữa xe. Bảo hiểm vật chất xe ô tô là loại bảo hiểm thường được mua thêm nhất đối với chủ xe ô tô.
3. Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái phụ xe
Là loại bảo hiểm đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng người lái xe và hành khách đi xe khi xảy ra tai nạn. Người được bảo hiểm tử vong sẽ được chi trả toàn bộ sô tiền bảo hiểm, thương tật vinh viễn hoặc tạm thời thì sẽ dựa vào tỉ lệ % số tiền bảo hiểm để tiến hành thanh toán.
4. Bảo hiểm TNDS của chủ xe với hàng hóa
Thường được tham gia bởi các cá nhân, doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh, vận tải hàng hóa giúp hỗ trợ cho các chủ xe khi xảy ra tai nạn và tác nhân bên ngoài gây sự cố làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
2. Quy trình bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Vậy, khi xảy ra tai nạn yêu cầu bồi thường bảo hiểm như thế nào để được hưởng mức bồi thường cao? Điều này phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm của bạn và cách bạn xử lí với hãng bảo hiểm khi gặp tai nạn.
Quy trình hoàn thiện hồ sơ bồi thường bảo hiểm thường đi theo 4 bước sau:
- Tiếp nhận yêu cầu
- Giám định tổn thất
- Chọn phương án khắc phục tổn thất
- Hoàn thiện hồ sơ bồi thường
Trong các sự cố có tổn thất giá trị lớn, việc giám định tổn thất được thực hiện rất nghiêm ngặt để đảm bảo đúng và đủ theo hợp đồng bảo hiểm. Do đó, khách hàng cần thực hiện phối hợp theo chỉ dẫn của cán bộ giám định để công ty bảo hiểm có thể hoàn thiện hồ sơ nhanh và đơn giản nhất.
3. Cách xử lí khi xảy ra tai nạn giao thông
Để đảm bảo được các quyền lợi cần thiết của bạn khi xảy ra tai nạn, bạn cần phải giữ bình tĩnh và thực hiện các yêu cầu theo nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm. Trong quá trình này, cần chú ý cẩn thận các chi tiết nhỏ mà doanh nghiệp bảo hiểm thường bỏ qua để giảm phí bồi thường thiệt hại.
Những điều cần làm khi gặp tai nạn giao thông
- Khi xảy ra tai nạn, thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm và công an, SCGT để phối hợp giải quyết, khai báo đầy đủ thông tin cần thiết như biển số xe, thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn.
- Giữ nguyên hiện trạng tai nạn, chụp hình hiện trường để giúp đảm bảo chính xác những chi tiết trong sự cố, giúp bạn bảo vệ quyền lợi và không bị từ chối một phần theo nguyên tắc bảo hiểm.
- Không di chuyển, tháo gỡ, sửa chữa tài sản khi chưa có sự chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm trừ các trường hợp cần thiết.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, xác minh tính chính xác của tài liệu.
4. Những điều không nên làm khi gặp tai nạn
Khi gặp tai nạn, nhiều người cảm thấy phiền phức khi phải liên hệ cảnh sát, công an hoặc không thừa nhận lỗi sai đồng thời không kiểm tra sức khỏe cần thiết. Dẫn đến việc mức bồi thường bạn nhận được từ bảo hiểm theo không với quyền lợi vốn có của bạn.
Tự ý thỏa thuận giữa các bên bị sự cố
Khi xảy ra va chạm, nhiều trường hợp các chủ xe tự thỏa thuận với nhau về các vấn đề bồi thường và tiếp tục hành trình. Điều này sẽ khiến bạn gặp rủi ro vì công ty bảo hiểm chỉ làm việc dựa trên biên bản, chứng cứ của cơ quan chức năng và không chấp nhận chi trả cho trường hợp này.
Nhận lỗi sai
Trong sự cố tai nạn, bạn cần nhận định khách quan và chính xác nhất bên nào có lỗi sai. Vì cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận điều này từ rất nhiều nguồn thông tin. Trong quá trình này, cẩn trọng với lời nói của bạn vì đó có thể là nguyên nhân công ty bảo hiểm từ chối chi trả bồi thường cho bạn.
Bỏ qua việc khám sức khỏe
Với những va chạm nhẹ, xây xước, nhiều người thường bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe. Nhưng tổn thương có thể ở bên trong và không nhìn được bằng mắt thường khiến bạn sẽ đau đớn sau một khoảng thời gian. Hãy kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Hãy bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình xử lí khi gặp các sự cố va chạm, tai nạn xe để đảm bảo được các trách nhiệm, quyền lợi của bạn và nhận đúng, đủ bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm bạn nhé.
>>> NGUỒN: Gara.com.vn (TỔNG HỢP)