1. Các bước tự thay lốp đơn giản, nhanh chóng
1. Đảm bảo vị trí thay lốp an toàn
Thứ nhất, bạn cần một nơi bằng phẳng để chắc chắn thay lốp xe được dễ dàng.
Thứ hai, cố gắng di chuyển và đỗ xe tránh xa đường giao thông, hãy bật đèn khẩn cấp trong lúc thực hiện thay lốp.
Không nên thay lốp ở nơi có đất mềm và có dốc, rất nguy hiểm.
2. Kéo phanh tay và chuyển cần số
Chuyển cần số về P và kéo phanh tay. Trường hợp nếu là xe số sàn thì bạn về số 1 hoặc cài số lùi.
3. Chặn cả lốp trước và lốp sau bằng vật nặng
Dùng đá, bê tông hay thậm chí là lốp dự phòng để chặn cho cả lốp trước và sau.
4. Lốp dự phòng và kích xe
Đặt kích dưới gầm xe phía gần lốp cần thay. Đảm bảo để kích tiếp xúc với phần kim loại của bộ khung. Nhiều xe có các bộ phận bằng nhựa đúc phía dưới xe.
Nếu không đặt kích đúng chỗ sẽ làm vỡ nhựa khi bắt đầu nâng xe lên. Nếu không chắc chắn, hãy đọc hướng dẫn sử dụng.
Với phần lớn gầm xe hiện đại, có một khấc nhỏ hoặc chỗ đánh dấu nằm phía sau bánh trước hoặc phía trước bánh sau để đặt kích vào đó.
Còn phần lớn xe tải hoặc xe đời cũ, tìm nơi đặt kích ở một trong những dầm của khung, ngay phía sau bánh trước hoặc phía trước bánh sau.
5. Dùng kích nâng xe
Kích nên đứng chắc tại chỗ. Kiểm tra để đảm bảo kích đứng vuông góc với mặt đất.
Lưu ý: Nên để lốp dự phòng dưới gầm xe nơi gần kích nhất (đề phòng sập kích sẽ không gây tai nạn).
>>> Tham khảo ngay: Cách tự vệ sinh xe ô tô toàn diện nhất [Chi tiết A-Z]
6. Tháo lắp trục bánh và nới các ốc
Đừng tháo rời tất cả, chỉ cần phá bỏ lực cản. Bằng cách giữ bánh xe tiếp xúc với mặt đất khi nới những chiếc ốc đầu tiên, bạn sẽ thực sự xoay ốc thay vì xoay bánh xe.
Sử dụng cờ-lê trong bộ dụng cụ đi theo xe hoặc một chiếc chữ thập tiêu chuẩn. Cờ-lê có thể có nhiều kích cỡ khác nhau để mở những đầu nút khác nhau. Một chiếc cờ-lê đúng cỡ sẽ giúp tháo ốc dễ hơn.
Việc này có thể tốn sức nên có thể phải dùng tới trọng lượng cơ thể hoặc phải dậm chân lên cờ-lê. Phải đảm bảo xoay đúng chiều.
7. Nâng kích để nhấc bánh xe ra khỏi mặt đất
Phải nâng đủ cao để có thể tháo lốp xẹp và thay bằng lốp dự phòng. Khi nâng kích, đảm bảo xe vẫn đứng chắc. Nếu nhận ra bất cứ sự mất ổn định nào, hãy hạ thấp kích và xử lý rắc rối trước khi tiếp tục nâng xe lên. Nếu thấy kích bị lệch góc hoặc nghiêng, hạ thấp và đặt lại.
8. Tháo các ốc ra
Xoay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi các ốc được nới lỏng hoàn toàn. Lặp lại với tất cả các đai ốc, sau đó tháo rời hoàn toàn.
9. Tháo bánh xe ô tô
Hình 9. Tháo bánh xe ô tô ra
Đặt chiếc lốp xẹp phía dưới xe đề phòng trường hợp kích bị hỏng, xe sụp xuống đất. Bánh xe cũng có thể bị kẹt do kim loại bị gỉ.
Bạn có thể phải thúc từ phía trong bằng một chiếc búa cao su hoặc tác động từ phía ngoài để tháo được bánh xe.
10. Lắp bánh dự phòng vô trục
Hình 10. Lắp bánh dự phòng vào vô trục
Chú ý canh cho thẳng vành xe với bu-lông bánh xe, sau đó lắp đai ốc. Thao tác nên làm nhanh và chính xác nhất.
11. Vặn chặt các ốc bằng tay
Hình 11. Vặn chặt các ốc bằng tay
Sau đó dùng cờ-lê, vặn chặt nhất có thể. Để đảm bảo lốp xe cân bằng, đừng thắt chặt hoàn toàn một ốc mỗi lần. Vặn dần lần lượt để các ốc chặt như nhau.
Tránh dùng quá nhiều lực vì có thể làm đổ kích. Có thể vặn chặt tiếp khi đã hạ xe xuống đất để tránh trường hợp bị đổ.
12. Hạ thấy xe nhưng không nên hạ hết
Hình 12. Hạ thấp xe xuống thấp hơn
Chưa đặt hết trọng lượng xe lên bánh xe vì bạn còn phải tiếp tục vặn chặt các ốc hết mức.
13. Hạ xe hoàn toàn và tháo kích
Hình 13. Kết thúc và hoàn tất thay bánh xe ô tô
Kết thúc việc vặn chặt ốc và lắp nắp chụp trục bánh xe.
Lưu ý đặc biệt:
1. Nên để lốp dự phòng dưới gầm xe nơi gần kích nhất (đề phòng sập kích sẽ không gây tai nạn)
2. Tháo lắp các con ốc theo hình sao hoặc hình tam giác tức là vặn con ốc đối diện nhau qua trục xe, nới đều hoặc xiết đều từng con chứ không nên tháo ngay một con ra trước khi những ốc còn lại chưa được nới lỏng hoặc xiết chặt.
3. Khi đã lắp đủ ốc, chỉ xiết tới nửa lực xiết, tức là xiết chặt tới tầm rồi hạ kích,sao cho bánh xe chạm xuống mặt đường một chút,lúc này mới xiết chặt các con ốc lại, cách làm này để tránh hại cho bố phanh cũng như đĩa phanh.
Nếu như bạn vẫn chưa thật sự hiểu hoặc bạn là phụ nữ, khó và dễ gặp rắc rối hơn trong những trường hợp này. Phương án tối ưu nhất là gọi đến các đơn vị cứu hộ.
>>> Cập nhật ngay: Các phương pháp rửa xe công nghệ mới 2020
2. Gọi cứu hộ bằng cách nào?
Dưới đây là danh sách những đơn vị cứu hộ tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nếu gặp sự cố, hãy gọi đến các đơn vị này để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
2.1 Danh sách đơn vị cứu hộ tại TP.HCM và các tỉnh lân cận
Cứu hộ Sài Gòn
Cứu hộ tất cả các loại ô tô. Với số lượng xe cứu hộ đông đảo, đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp sẵn sàng cứu hộ mọi lúc, mọi nơi, mọi trường hợp.
Hình 14. Dịch vụ Cứu hộ xe ô tô Sài Gòn
Khu vực hoạt động cứu hộ: Tại TP.HCM và các tỉnh lân cận
Liên hệ:
– Địa chỉ: Số 2, đường Thống Nhất, phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM.
– Điện thoại: 0909 123 123
– Tổng đài cứu hộ: 19001050
Cứu hộ Ô Tô Minh Nguyệt
Cứu hộ tất cả các loại xe ô tô. Thực hiện chuyên nghiệp nhanh chóng 24/7. Chỉ cần liên hệ sẽ được hỗ trợ nhanh nhất.
Khu vực hoạt động cứu hộ: Tại TP.HCM
Liên hệ:
– Dịch vụ cứu hộ Công ty TNHH Ôtô Minh Nguyệt
– Hotline: 0913 512 512 – 0902 512 512
Sài Gòn Ford – Dịch vụ cứu hộ 24/7
Khu vực cứu hộ: Nội ngoại thành TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Nha Trang…
Liên hệ Hotline: 1900 565650
Danh sách đơn vị cứu hộ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận
Công nghệ Auto
Dưới đây là một số dịch vụ cứu hộ oto tại Hà Nội mà bạn có thể gặp sự cố bất ngờ với chiếc xe thân quen:
-
Dịch vụ cứu hộ ắc quy ô tô
-
Kích nổ ắc quy ô tô
-
Thay mới ắc quy ô tô
-
Xử lý các sự cố không rõ nguyên nhân!
-
Sửa chữa Hỏng hóc, chết máy không rõ nguyên nhân
-
Kéo xe đến gara gần nhất
-
Tiến hành cứu hộ xe, Cẩu kéo đưa xe khỏi vị trí gặp nạn đến địa điểm theo yêu cầu của khách
Liên hệ:
– Điện thoại: 0243 77 22222 – 0243 203 6666 – 024 397 11111 – 0243 574 7777
– Hotline: 090 444 5413
Hanoi Ford
Dịch vụ cứu hộ 24/24, hoạt động không quản ngày đêm và mưa nắng để phục vụ khách hàng. Cung cấp dịch vụ cứu hộ oto tại Hà Nội, trên mọi địa bàn, và phục vụ trên toàn quốc.
Hình 15. Dịch vụ cứu hộ 24/24 xe ô tô Hanoi Ford
Liên hệ:
– Địa chỉ: 94 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
– Hotline: 0439 712 439
Cứu hộ 116
Tổng đài cứu hộ giao thông 116 là địa chỉ tin cậy, cung cấp thông tin liên tục và thống kê thực hiện cứu hộ trung bình trên 2.300 chuyến cứu hộ/tháng.
Liên hệ hotline: 0933 416 116
Cứu hộ Khang Minh
Cứu hộ giao thông Khang Minh đã được công nhận số 1 về dịch vụ cứu hộ giao thông tại khu vực miền bắc. Cứu hộ giao thông Khang Minh đảm bảo được tiêu chuẩn: Có Mặt Nhanh + Chở Xe An Toàn + Giá Tốt Nhất.
Hình 16. Dịch vụ cứu hộ xe ô tô Khang Minh
Liên hệ:
– Địa chỉ: Km9 Võ Văn Kiệt, Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
– Hotline: 0912.528.528
2.2 Chi phí cứu hộ xe ô tô được tính như thế nào?
Về giá cứu hộ, thông thường, đơn vị có một mức giá chung không thay đổi trong dịp Tết.
Như cứu hộ một chiếc xe con, xe du lịch 16 chỗ trong khu vực nội thành Hà Nội (bên này sông Hồng) có giá từ 600.000 – 700.000 đồng.
Còn đối với khu vực ngoại thành sẽ tính theo kilomet. Kilomet đầu tiên sẽ đắt hơn, kilomet tiếp theo rẻ hơn.
Ví dụ, cần cứu hộ đưa xe từ Hà Nội đi Hải Phòng thì kilomet đầu tiên khoảng 300.000 – 400.000 đồng và kilomet tiếp theo tầm 20.000 đồng/km.
Hoặc tính bình quân 23.000 đồng/km. “Trên đường cao tốc, bắt buộc đi vào và ra ở những nút giao chứ không thể rẽ ngang được. Cộng thêm phí vé lượt đi, lượt về thành ra chi phí bị cao hơn”.
Như vậy, giá cứu hộ còn có thể thay đổi rất nhiều do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của dịch vụ cứu hộ.
>>> Xem ngay: [Chia Sẻ] Quy Trình Bảo Vệ Tuổi Thọ Xe Ô Tô Tài Xế Phải Biết
Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hãy nhanh chóng lưu lại những kiến thức này để sử dụng khi cần thiết nhé bạn.