Vệ sinh xe ô tô là công việc quan trọng giúp cho chiếc xe của bạn luôn mới. Đặc biệt là giữ cho chiếc xe hoạt động bền bỉ hơn, ít xảy ra các sự cố hỏng hóc khi di chuyển trên đường.
Có rất nhiều các bước mà bạn có thể thực hiện để vệ sinh xe ô tô. Tuy nhiên ở đây chúng tôi hướng dẫn bạn 4 bước quan trọng nhất để vệ sinh xe ô tô gồm: tự thay nhớt, tự vệ sinh lọc gió, tự vệ sinh nội thất và tự vệ sinh khoang máy động cơ ô tô.
1. Cách tự thay nhớt động cơ xe ô tô
Bạn cần thay nhớt động cơ với ô tô mới từ 3000 km/lần hoặc với ô tô cũ từ 5000 đến 10000 km/h. Sau đây là các bước hướng dẫn tự thay nhớt động cơ xe ô tô.
Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị vài dụng cụ sau đây:
– Đội kê
– Nhớt và lọc nhớt mới
– Cờ lê mở bulong xả nhớt
– Dụng cụ mở lọc nhớt
– Thùng hứng nhớt
– Một tấm bìa cứng lớn
– Chiếc phễu châm nhớt
– Bao tay và dẻ lau
Lưu ý: trước khi thực hiện nên để xe nguội dầu khoảng 2 tiếng (với trường hợp xe mới hoạt động).
Bước 1. Xả nhớt động cơ
Bạn cần chú ý không nên xả nhớt khi động cơ còn nóng vì phạm vi làm việc trong gầm xe chật hẹp gây khó khăn hơn và bạn có thể bị nhớt bắn vào người gây bỏng. Ngoài ra, khi xả nhớt, bạn cũng cần lót tấm bìa cứng lớn dưới sàn để tránh nhớt văng ra sàn.
Bước 2. Hứng nhớt xả
Khi tháo bulong xả nhớt, bạn có thể nhanh tay rút ra và giữ lấy nó hoặc bạn cũng có thể để nắp lưới trên miệng thùng hứng dầu để bulong khỏi rơi vào trong thùng. Hãy để nhớt xả chảy hết vào thùng sau đó bắt lại bulong xả nhớt và xiết vừa đủ lực.
Bước 3. Tháo lọc nhớt cũ
Sử dụng dụng cụ mở lọc nhớt đúng kích cỡ lọc nhớt xe bạn và tháo nó. Sau khi tháo hãy đổ hết nhớt trong lọc vô thùng nhớt xả sau đó bỏ lọc nhớt vào thùng rác đúng phân loại.
Bước 4. Thay lọc nhớt mới
Trước khi lắp lọc nhớt mới, bạn cần bôi một lớp dầu quanh các miếng đệm cao su trên lọc để tăng khả năng làm kín và bắt vào dễ dàng hơn. Tiếp đó, đổ một lượng dầu bằng 2/3 bộ lọc và gắn lọc vào vị trí.
Bước 5. Chăm nhớt động cơ
Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để biết lượng nhớt động cơ của xe bạn sau đó tiến hành châm nhớt. Mở nắp nhớt máy và châm nhớt. Lưu ý không nên châm đúng số lượng dầu trong sách hướng dẫn quy định mà nên châm ít hơn một chút.
Bước 6. Khởi động xe và set lại thời gian báo thay nhớt
Sau khi châm đủ lượng nhớt mới, chúng ta cần khởi động xe để các chi tiết máy trong động cơ và toàn hệ thống được bôi trơn. Sau đó tiếp tục cài đặt lại thời gian báo thay nhớt của chiếc xe (tùy vào dòng xe của bạn có hoặc không). Hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để làm điều này vì mỗi xe có một cách cài đặt khác nhau.
>>> Xem ngay: [Chia Sẻ] Quy Trình Bảo Vệ Tuổi Thọ Xe Ô Tô Tài Xế Phải Biết
2. Cách tự vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô
Lọc gió động cơ cần thay vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau mỗi 20.000 km. Dưới đây là hướng dẫn cách bạn tự vệ sinh và thay lọc gió xe ô tô.
Bước 1. Chọn vị trí an toàn đỗ để thực hiện công việc sửa chữa
Bước 2. Bật nắp capo lên. Nếu xe bạn vừa di chuyển thì nên để một thời gian để hạ nhiệt độ động cơ.
Bước 3. Hãy xác định chính xác vị trí hộp chứa lọc gió. Chúng thường được thiết kế dễ thấy nằm vị trí thuận lợi tiện khi bảo dưỡng.
Bước 4: Hộp chứa được cố định bằng chốt gài để mở bằng tay. Đặc biệt, trường hợp cố định bằng đai ốc thì bạn hãy lựa chọn công cụ phù hợp để mở. Trước khi lấy lọc gió ra khỏi hộc nên ghi nhớ chiều để khi lắp lại cho chính xác, nhằm tránh mất thời gian.
Bước 5: Hãy lấy lọc gió ra khỏi hốc chứa. Lưu ý: hộp chứa thường được cố định bằng chốt gài nên có thể mở bằng tay. Trong trường hợp cố định bằng đai ốc nhỏ thì hãy chọn công cụ phù hợp.
Bước 6. Sau khi lấy lọc gió ra khỏi hộp chứa thì bạn hãy tiến hành làm vệ sinh lọc gió. Bước này làm bằng cách gõ nhẹ xuống sàn để hạt bụi, cát kích thước lớn rơi xuống. Tiếp theo, hãy dùng máy xịt không khí (hoặc máy hút bụi), đưa vào các lớp bên trong lọc gió. Điều này giúp làm bong các lớp bụi bẩn bám vào qua đó làm sạch lọc gió.
Bước 7. Sau khi hoàn thành các bước trên bạn hãy tiến hành lắp lại lọc gió theo quy trình ngược lại.
Bước 8. Sau khi lắp lọc gió đúng vị trí. Bạn hãy tiến hành đậy nắp hộp lọc gió. Cuối cùng cố định lại bằng chốt gài, bằng đai ốc như thực hiện ở bước 5.
Hình 13.
Bước 9. Sau cùng, hãy kiểm tra lần cuối bằng cách khởi động máy đệm ga lớn và dùng tay để kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không. Điều này giúp phòng trường hợp bị nghẹt.
3. Cách vệ sinh nội thất xe ô tô tại nhà
Để vệ sinh nội thất xe ô tô hãy chuẩn bị:
– Hai miếng bọt biển sạch
– Một chai chất làm sạch nhựa
– Một chai chất bảo vệ nhựa
– Một tấm vải lau coton
– Máy hút bụi
– Một chiếc bàn chải
Hút bụi nội thất xe ô tô
Việc hút bụi bẩn sẽ giúp vệ sinh dễ dàng hơn và không bị các bụi bẩn bám lại sau khi vệ sinh. Bạn nên hút bụi sạch sẽ trên trần xe, sàn xe, các ngóc ngách bên cửa, khe ghế ngồi, taplo,… Sau khi hút bụi xong, hãy tiến hành vệ sinh từ trên xuống dưới.
Vệ sinh trần xe ô tô
Việc vệ sinh trần xe khá đơn giản. Bạn chỉ cần xịt chất làm sạch ra khăn và lau trần. Vì ít chịu tác động nên trần xe ít bẩn hơn các chỗ khác và dễ dàng làm sạch hơn.
Vệ sinh taplo, tay lái và bảng điều khiển
Đây là các bộ phận thường xuyên chịu tác động nên dễ dính bẩn nhất. Bạn cần vệ sinh kỹ vô lăng, bảng điều khiển và các hộc chứa đồ.
Hãy dùng chất làm sạch phun lên bề mặtvật dụng. Sau đó dùng miếng bọt biển lau qua rồi xịt một lượng chất bảo vệ ra tấm vải và lau lên các bề mặt và chờ khoảng 10 phút sau đó dùng vải sạch lau lại. Tiếp tục phủ lớp bảo vệ và lau lại cho đến khi cảm thấy các bề mặt đã sạch sáng bóng.
>>> Xem ngay: Những Sai Lầm Làm Xe Ô Tô Nhanh Hư Hỏng Cần Biết Sớm. Đây là những sai lầm nhiều tài xế rất hay chủ quan nhưng để lại hậu quả rất lớn
Vệ sinh ghế ngồi
Đối với ghế ngồi ta phải sử dụng chất làm sạch chuyên dụng cho từng loại chất liệu (da hay nỉ), bạn cần một chiếc bàn chải để đánh sạch các vết bẩn bám trên lớp da bọc bên ngoài.
Vệ sinh cửa xe ô tô
Các tấm ốp cửa cũng làm bằng nhựa và bạn có thể vệ sinh nó tương tự như taplo vậy. Có thể dùng bàn chải cùng khăn lau để cho tấm ốp cửa sạch sẽ và mới mẻ hơn và nhớ vệ sinh sạch sẽ các gioăng cửa nữa nhé.
Vệ sinh cốp xe ô tô
Cốp xe chủ yếu chứa các vật dụng gia đình vì vậy nó cũng không đến nỗi quá dơ. Bạn chỉ cần gom đồ đạc lại và hút bụi sạch sẽ là được.
Vệ sinh sàn của xe ô tô
Sàn xe là khu vực dơ nhất trên xe tuy nhiên bạn cũng dễ dàng vệ sinh bằng cách hút bụi sau đó xịt hóa chất làm sạch và lau chùi sạch sẽ. Đối với sàn làm bằng nỉ nên dùng bàn chải để chà sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Sau khi dọn vệ sinh nội thất xong cần kiểm tra lại xem có chỗ nào xót không và tiến hành làm bổ sung. Nếu xong rồi thì tiến hành rửa xe và bạn sẽ có một chiếc xe bóng bảy mới mẻ hơn từ trong ra ngoài.
4. Cách tự vệ sinh capo xe ô tô
Trước khi vệ sinh khoang động cơ hãy thực hiện chuẩn bị các vật dụng sau:
– Đồ bảo hộ (khẩu trang, gang tay, ủng, kính bảo hộ)
– Chổi mềm
– Khăn vải mềm, khô (không dùng các khăn đã dính dầu mỡ )
– Dung dịch tẩy rửa đa năng
– Túi bóng
– Vòi phun nước cao áp
– Bàn chải hoặc chổi quét sơn
– Dung dịch hóa chất để dưỡng máy hay dầu đánh bóng.
Bước 1. Hãy mở nắp capo xe (nắp khoang động cơ)
Nếu xe mới thực hiện di chuyển thì khoang động cơ rất nóng, hãy cẩn thận. Mở nắp để khoảng 30 phút giúp nhiệt độ giảm. Nếu xe của bạn có nắp đậy động cơ bằng chất dẻo thì tháo nắp đó ra, sẽ giúp cho công việc vệ sinh dễ dàng hơn.
Bước 2. Quét bỏ bụi bẩn và lá khô
Bạn dùng chổi quét sơn hoặc sử dụng một bàn chải có lông cứng để thực hiện bước này đặc biệt cần lưu ý tới các vị trí lưới tản nhiệt và trong những ngóc ngách giữa các đường ống. Công việc này hết sức đơn giản, nhưng lại giúp cho công tác vệ sinh được sạch sẽ và nhanh chóng hơn.
Bước 3. Bọc túi bóng lại
Xe hơi ngày nay có rất nhiều các linh kiện điện tử, đặc biệt có một số bộ phận nhạy cảm, dễ hỏng như ắc quy, bộ đánh lửa, bộ chế hòa khí, dây cao áp, hộp đen cuộn dây điện…
Chính vì vậy, để tránh tiếp xúc với nước và các dung dịch tẩy rửa, bạn cần bọc túi bóng lên các chi tiết này.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm băng dính để gia cố, chắc chắn hơn. Riêng với cổ hút gió, bạn có thể dùng khăn sạch để bịt kín cổ, tránh cho nước không vào được buồng đốt vì việc bọc túi bóng tại điểm này khá khó khăn.
Bước 4. Xịt dung dịch tẩy rửa đa năng lên khoang động cơ
Việc sử dụng dung dịch tẩy rửa khoang động cơ là một việc cũng vô cùng quan trọng. Bạn phải lựa chọn sản phẩm dung dịch phù hợp với động cơ với xe của mình, cũng cần đảm bảo thân thiện với môi trường.
Tốt nhất, bận nên dùng loại dung dịch tẩy nhờn dạng axit. Bạn dùng một lượng dung dịch tẩy rửa vừa phải, phun đều lên toàn bộ khoang động cơ.
Bước 5. Dùng dụng cụ vệ sinh mềm lau nhẹ bề mặt khoang động cơ
Khâu này là một bước cũng vô cùng quan trọng trong công tác vệ sinh khoang động cơ được sạch bóng. Dùng chiếc chổi mềm bạn đã chuẩn bị từ trước lau nhẹ bề mặt khoang động cơ.
Cần chú ý các vị trí bẩn, dính dầu mỡ mà mắt thường chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy, ở các kẽ khoang động cơ.
Với các bộ phận điện tử nên không được xịt nước, thay vào đó chúng ta dùng bàn chải đánh răng cũ cọ sạch các ngõ ngách, kẽ.
Bước 6. Phun rửa bằng nước sạch lại
Bạn hãy dùng máy phun rửa để thực hiện phun rửa lại toàn bộ khoang động cơ. Cần lưu ý, bạn cần tránh phun nước trực tiếp lên các đầu mối điện, điện tử, cổ hút gió. Khi đã rửa sạch các vị trí bên trong, ta tiếp tục quay ra rửa nắp máy để hoàn thiện bước này.
Bước 7. Xịt hơi nén và lau khô bằng vải mềm
Sau khi phụt rửa làm sạch bằng nước, bạn tiến hành xịt khô và lau khô bằng khăn vải mềm, loại thấm hút tốt. Tuyệt đối khi vệ sinh không nên tiết kiệm mà sử dụng các khăn đã dính dầu mỡ, rất dễ bắt lửa, gây ra cháy nổ, cần tránh tiếp xúc với những nguồn dễ phát sinh cháy.
Bước 8. Tháo bỏ túi bóng đã bọc lại
Sau khi rửa xong, bước tiếp theo chính là tháo túi bóng tránh nước và hóa chất mà ở bước 3 bạn đã tiến hành, để bọc các bộ phận nhạy cảm.
Bước 9. Đánh bóng và xịt hóa chất dưỡng máy
Để kết thúc cho công việc vệ sinh khoang động cơ một cách chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng một loại dầu chống dính, dầu tách ở dạng xịt. Xịt vào các thiết bị, vật dụng bằng nhựa hoặc cao su. Việc này, sẽ mang đến một lớp phủ bóng, bền và tạo một lớp chắn giúp vật liệu khỏi bị khô và nứt vớ.
Như vậy trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách bạn vệ sinh xe ô tô từ A-Z. Chúc các bạn thành công và đừng quên hãy thực hiện việc này định kỳ và kiểm tra thường xuyên nhé.