Cách xử lý tình huống MÉM KHÓ cho người mới bắt đầu lái ô tô

Giao thông trên đường cần nhiều hơn chỉ kiến thức, kỹ thuật lái xe mà còn đòi hỏi cách xử lý tình huống trên đường. Dưới đây là những tình huống được nêu lên có thể là những kinh nghiệm và bài học sống còn của lái xe đằng sau tay lái.

 

Leo lên chiếc xe hơi với muôn vàn nút bấm, loay hoay chưa xong thì tới biển báo chồng chéo, chưa kịp nghĩ gì thì đã đến dốc phà, đừng biến việc lái xe hơi thành 1 thảm cảnh như thế. Hãy tìm hiểu thêm cùng Gara.com.vn, biến nỗi sợ thành niềm sung sướng khi chinh phục được một em xe hơi ngoan.

 

 

1. Cách quan sát xe để không xảy ra va chạm

 

Đây là tình huống rất dễ gặp phải đổi với những người mới lái xe vì cách khoảng cách xe với xe 4 chỗ hay 7 chỗ hay canh xe máy là rất khó và thường hay xảy ra va chạm không đáng có; đặc biệt có thể gây sự xô xát trên đường chỉ vì những va quẹt nhẹ.

 

Vậy chỉ cần lưu ý một vài điểm dưới đây, bắt đầu áp dụng nó vào thực hành để không phải mắc những lỗi không đáng có nữa nhé; vì một xã hội văn minh, lành mạnh nè.

 

Quan sát xe máy phía trước: ở đây mình sẽ gợi ý cho bạn cách mô phỏng thực tế ở nhà, bố trí xe máy trước xe hơi của bạn một mét; đây là vị trí khoảng cách phù hợp của bạn khi giao thông trên đường chật hẹp như ở Việt Nam; rồi ngồi vào vị trí lái. Từ đây, bạn sẽ thấy các vị trí khác nhau của xe để canh chỉnh phù hợp.

 

Theo kinh nghiệm của mình, khi ngồi trên xe ô tô 7 chỗ, lái xe có thể nhìn thấy mép trên của biển số xe. Bạn có thể tự làm theo mô phỏng mình chỉ để biết được khoảng cách chính xác cần giữ. Vì vậy, sau này khi đi trên đường, bạn cứ ước lượng tỷ lệ như vậy để không bao giờ bị va phải xe khác nhé.

 

Mẹo hay để canh khoảng cách và không bao giờ gặp va chạm
Mẹo hay để canh khoảng cách và không bao giờ gặp va chạm

 

Quan sát xe máy bên phải: cũng giống như hình thức mình nói ở trên, trong sân nhà bạn hãy đặt xe máy ở góc phù hợp phía trên bên phải, rồi canh chỉnh như mình trình bày.

 

Theo kinh nghiệm của mình, mình sẽ giữ khoảng cách an toàn khi nhìn thấy thắt lưng của tài xế lái xe máy khi hai bánh xe máy ngang tầm với xe mình; chếch lên trên thì chỉ cần nhìn thấy đầu gối là ổn.

 

Quan sát xe hơi đằng trước: với tình huống này thì bạn không cần phải rinh một chiếc ô tô khác về nhà mình để đặt thử mà chỉ cần tìm một chiếc trong bãi đậu, canh khoảng cách và điều chỉnh vị trí trước khi vào xe quan sát.

 

Với mình, để giữ được khoảng cách một mét, mình xe ngồi trong xe và nhìn thấy mép dưới biển số của xe 7 chỗ và mép trên biển số của xe 4 chỗ. Ở khoảng cách hai mét, bạn sẽ thấy bánh sau của xe phía trước.

 

Một số cách canh chỉnh góc khác khi giao thông trên đường như khi trên đường, để phán đoán hai xe bạn có giao nhau không vì điều khiển ô tô trên đường khá cồng kềnh và rất dễ xảy ra va chạm.

 

Bạn có thể canh mép đường dải phân cách để xem khoảng cách của bạn cũng như xe còn lại và phán đoán khả năng và chạm mà tìm hướng giải quyết nhé.

 

2. Nguyên tắc đi phà cho xe ô tô

 

Đối với những gia đình có nhu cầu thường xuyên đi xe qua phà để đi làm, đi học hoặc đi du lịch, tài xế cần lưu ý những điều sau đây để không gặp phải những trường hợp hi hữu nhưng vô cùng đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng nếu xảy ra.

 

Đặc biệt khi gia đình bạn có nhà ở các khu vực đồng bằng miền Tây Nam Bộ hay đồng bằng Bắc Bộ để tránh được những hiểm họa thường trực trên mỗi con đường.

 

Những tình huống và cách xử lý khi lên, xuống và đỗ xe trên phà
Những tình huống và cách xử lý khi lên, xuống và đỗ xe trên phà

 

2.1 Khi lên xuống phà

 

Theo quy định giao thông đường bộ, khi xe ô tô lên xuống phá chỉ cho phép một người trên xe là tài xế trừ những trường hợp đặc biệt như người già, người có bệnh.

 

Thứ tự xuống phá là để xe xuống trước và khi lên phà thì người lên trước để đảm bảo an toàn tối đa. Lý do phà trở thành phương tiện nguy hiểm khi đi lại vì địa hình nước rất phức tạp, nhấp nhô và có độ dốc không phù hợp với xe ô tô.

 

Bạn cũng nên lưu ý trước 2 trường hợp lùi xe hoặc tiến xe vào phà để tiện cho việc đi lên. Để hạn chế trường hợp dính gầm, nhiều người dùng cách lái chéo để tiến vào phà nhưng rất khó quan sát, đòi hỏi kinh nghiệm lái nhiều và lựa chọn phà có diện tích lớn.

 

Biện pháp thay thế cách này là nhờ người xi nhan bên ngoài để không ảnh hưởng đến mọi người trên phà.

 

2.2 Đỗ xe trên phà

 

Bạn cũng lưu ý một số loại phà mà xe có thể lên như trọng tải chở, thiết kế gầm, đầu ra vào, cập bến của phà để lựa chọn phù hợp và tránh gây ra nguy hiểm khi đỗ xe. Đối với các loại xe số tự động, lái xe để P và phanh tay là điều bắt buộc phải làm nhé. 

 

Một số tài xế để N và phanh tay nhưng theo mình, một số dòng sông có sóng lớn, tạo độ sóng sánh mạnh, khiến phanh không có tác dụng dễ trôi đi và thậm chí lao ra khỏi sông vô cùng nguy hiểm.

 

Hơn thế, bạn có thể dùng những thanh chèn, nêm chèn để đảm bảo an toàn nhất vì khi xuất phát hoặc cập bến, phà rất dễ sóc mạnh và giật mạnh nên thêm một công cụ hỗ trợ để tránh va đập với xe phía trước hoặc phía sau.

 

Di chuyển bằng phà là địa hình tương đối khó khăn cần quan sát và nghiên cứu trước
Di chuyển bằng phà là địa hình tương đối khó khăn cần quan sát và nghiên cứu trước

 

>> XEM NGAY: Mẹo TIẾT KIỆM XĂNG cho xe ô tô vô cùng HIỆU QUẢ

3. Những sai lầm tai hại thường gặp của tài xế

 

Trong những công bố về nguyên nhân về tỷ lệ gây ra tai nạn, lỗi phổ biến nhất không phải đến từ các kỹ thuật lái xe, những nguyên nhân trầm trọng được lưu ý mà là những lỗi vô cùng cơ bản, nhưng do sai sót mà dẫn đến những sự cố và tình huống hỏng hóc không đáng có.

 

Mình liệt kê bên dưới để xem bạn đã mắc bao nhiêu trên 10 trường hợp này nhé:

  • Khi gặp xe ngược chiều và đi trong trời tối, không chuyển đèn pha sang đèn chiếu gần. Đây là lỗi phổ biến và trong 100 người thì sẽ có 76 người mắc phải lỗi này.
  • Nhầm lẫn trong vị trí bật cần gạt nước và bật đèn xi nhan. Trong 100 tài xế thì 68 tài xế mắc lỗi ngớ ngẩn này.
  • Thay vì giảm tốc, lái xe tăng tốc khi đèn vàng đối với hơn một nửa số lái xe hiện nay. Điều này không chỉ phổ biến ở ô tô mà ở hầu hết các phương tiện khi tham gia giao thông.
  • Hơn một nửa số tài xế quên làn đường mình lái khi đi qua vòng xuyến và mất một lúc lái vòng vòng để tìm đường ra.
  • Khi khởi động xe vào trời tối, lái xe quên bật đèn pha, lỗi này chỉ được nhận ra khi có người khác nhắc nhở; con số chiếm đến gần một nửa (46%).
  • Khi dừng đèn tín hiệu giao thông hoặc dừng trước tàu hỏa, 36% quên không trả số về.
  • Bạn đã bao giờ quên kéo phanh tay khi ngang dốc chưa? Vậy bạn có 32 người lái xe giống bạn trong 100 tài xế được khảo sát.
  • Quên mất vị trí nắp bình xăng là tình huống dở khóc dở cười nhưng vô cùng phổ biến ở các tài xế lái xe (26%).
  • Không tuân thủ quy định, hầu hết các tài xế tăng tốc độ khi đi qua vòng xuyến (18%).
  • Gương chiếu hậu là nguyên nhân gây mất tập trung của 11 trên 100 tài xế khi đang tham gia giao thông trên đường.

 

Những lỗi giao thông cơ bản khi lái xe ô tô nhưng mắc phải rất nhiều
Những lỗi giao thông cơ bản khi lái xe ô tô nhưng mắc phải rất nhiều

 

4. Những sai lầm tai hại thường gặp của tài xế khi lái xe đường dài

 

Lưu thông, di chuyển bằng xe ô tô trên đường dài còn đặc biệt nghiêm trọng và khó khăn hơn đối với một số tài xế. Bạn tham khảo những tình huống của mình bên dưới để tránh gặp phải và đảm bảo an toàn cho những người ngồi trong xe nhé.

 

4.1 Không quan sát khi đổi làn đường

 

Đây là lỗi vô cùng đơn giản nhưng do thiếu sự tập trung và quan tâm của tài xế mà rất dễ mắc phải.

 

Trên những tuyến đường dài, thường vắng người đi lại, tài xế không nên chủ quan mà không quan sát gương chiếu hậu, các hành động đảm bảo an toàn như bật đèn tín hiệu, chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường, đảm bảo khoảng cách, tốc độ hợp lý và tránh đi vào điểm mù của xe,…

 

4.2 Đi ngang hàng với xe tải

 

Di chuyển song song với xe tải có trọng tải lớn, kích thước lớn hơn gấp 2, 3 lần xe là những lỗi lấn chiếm, tranh làn phổ biến mà các tài xế hay phạm phải. Bạn đừng nên vội vàng, vượt xe tải chỉ để tiết kiệm chút thời gian, hãy tưởng tượng những hậu quả khôn lường có thể xảy ra khi gặp tai nạn ngoài dự kiến.

 

Tình huống vô cùng nguy hiểm khi đi ngang hàng hoặc cố vượt xe tải
Tình huống vô cùng nguy hiểm khi đi ngang hàng hoặc cố vượt xe tải

 

4.3 Vượt xe và giảm tốc đột ngột

 

Chỉ vì một chút mất bình tĩnh, vội vàng mà nhiều tài xế sẵn sàng đạp mạnh ga lao vượt qua xe phía trước mặt rồi lại đột ngột thả ga, giảm tốc độ không có tính toán trước.

 

Điều này làm các tài xế quên mất giữ khoảng cách cố định đối với xe phía trước và phía sau, dẫn đến các va chạm không đáng có và gây ra những khó chịu cho người tham gia giao thông khác.

 

Tất cả những hoạt động trên đường cần được bạn điều khiển và sắp xếp thời gian hợp lý để đảm bảo an toàn trên đường giao thông.

 

4.4 Bám đuôi xe trong cơn mưa

 

Bạn không nên bám đuôi xe khác khi giao thông trên đường, đặc biệt là trên đường cao tốc. Mặc dù đây là quán tính của nhiều lái xe khi lái xe trên đường như một điểm nhìn trên đường thế nhưng thói quen này là không an toàn một chút nào.

 

Điều này làm giảm tầm nhìn, khả năng quan sát và làm bạn không giữ được khoảng cách an toàn phù hợp khi tham gia giao thông.

 

Khi trời mưa, tình huống này lại càng trở nên nguy hiểm vì bạn không biết được mức độ trơn của đường và cách xử lý những tình huống bất ngờ. Vì vậy, thay vì ở quá gần xe đằng trước, bạn nên giữ khoảng cách phù hợp, sử dụng cần gạt nước để mở rộng tầm nhìn rõ ràng, giúp quan sát tốt nhất.

 

Bám đuôi xe ô tô trong cơn mưa là tình huống nguy hiểm làm giảm kiểm soát tầm nhìn
Bám đuôi xe ô tô trong cơn mưa là tình huống nguy hiểm làm giảm kiểm soát tầm nhìn

 

Những tình huống có thể xuất hiện trong quá trình giao thông là vô cùng đa dạng và không thể đoán trước được. Bạn cần chuẩn bị tinh thần và những kỹ năng cơ bản cho mình như:

  • Tâm lý
  • Quan sát kiểm tra cẩn thận trên đường đi
  • Xử lý khéo léo những tình huống đã có kinh nghiệm qua
  • Tuyệt đối không nên vội vàng, hấp tấp mà đặt bản thân và những người ngồi trong xe vào tình thế nguy hiểm.

 

Nguyên tắc quan trọng không kém: “Đi chậm là an toàn”. Trên đường cao tốc, lái xe thường duy trì tốc độ trung bình là 80 km/h, thế nhưng bạn cũng phải linh hoạt trước hoàn cảnh, nếu mạch giao thông đang lưu thông đang đi nhanh hơn thì việc di chuyển chậm hơn của bạn cũng làm ảnh hưởng đến người khác và dễ gây ra các va chạm không đáng có.

 

Hi vọng bạn rút cho mình những sai lầm thường mắc phải, tập trung và lái xe an toàn trên mọi hành trình.

 

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (Gara.com.vn)

Share this article
Shareable URL
Prev Post

Cách xử lý GỌN sự cố ô tô đang chạy bỗng bị KẸT CHÂN GA

Next Post

Các loại bảo hiểm xe ô tô và những điều cần biết khi gặp tai nạn

Read next